Nhung hươu tươi và những điều cần biết

nhung hươu tươi và những điều cần biết
nhung hươu tươi và những điều cần biết

Nhung hươu chính là phần sừng chưa hoá cứng của hươu có chứa nhiều giá trị dinh dưỡng và là một vị thuốc Đông y quý hiếm, được nhiều người sử dụng, có tác dụng chữ bệnh và bồi bổ, phòng và chữa bệnh hàng đầu cho con người.

Nhung hươu tươi được phân thành nhiều loại tuỳ vào thời điểm hái và tính chất giai đoạn phát triển cuả sừng hươu, độ tuổi của hươu như: Nhung huyết, nhung yên ngựa, nhung gác sào, trong đó nhung huyết là loại có giá trị nhất.


Nhung hươu  tươi mới hái xuống cần phải được sơ chế ngay, để bảo về các chất dinh dưỡng có trong nhung và tránh hư hỏng. Có thể tiến hành chế biến Nhung hươu theo nhiều cách đơn giản như: Rang cát cho nóng, đổ vào nhung cho ngập đến chỗ mặt cắt. Khi cát nguội, đổ ra, rang tiếp rồi lại đổ vào nhung. Làm nhiều lần đến khi nhung khô hẳn. Còn một cách khác ngâm nhung vào nước sôi sau đó vớt ra để nguội. Hoặc cũng có thể đem nhung hơ lửa cho sạch lông, lấy rượu nóng dội vào những lỗ ở dưới đến khi nhung mềm thì ép cho phẳng, phơi khô.


Nhung hươu tươi có thể dung để ngâm rượu, ngâm mật ong, nấu cháo, hoặc hấp cơm. Tuy nhiên việc sử dụng nhung hươu phải có điều độ và lượng thích hợp, việc sử dụng nhung hươu một cách tùy tiện sẽ gây nhiều tác hại cho cơ thể.


Tuy nó là thuốc bổ và có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng không vì thế mà chúng ta coi nhung hươu là thần dược, mà phải biết dùng đúng và dùng đủ mới tốt cho sức khỏe. Đối với những người béo phì, đờm nhiều, hay mệt mỏi, có thấp đàm nhiều, người tì hư hàn không được uống, người gan nóng, huyết áp cao, viêm thận nặng không được sử dụng nhung hươu. Nhung hươu tươi còn có thể gây lở ngứa đối với người có cơ địa dị ứng.


Những người gầy, trong mình nóng, thiếu máu hay mất máu, viêm phế quản, bụng sôi, đầy bụng, đau bụng đi ngoài, khạc đờm vàng, sốt, bệnh truyền nhiễm, người bị nóng do âm hư sinh nội nhiệt, người hẹp van tim cũng không nên dùng nhung hươu tươi.